Có khi nào bạn cảm thấy ngột ngạt? Bạn cảm thấy căng thẳng, lo âu giữa những ngổn ngang của cuộc sống ngoài kia. Thứ bạn cần lúc này có lẽ là một tinh thần tỉnh táo và tràn đầy năng lượng, để luôn giữ vững tâm thế trước muôn vàn thử thách của cuộc sống.
Trà Shan Tuyết – biểu tượng của sự hào phóng từ thiên nhiên đã tìm thấy nơi thích hợp nhất cho sự phát triển, cũng như có thể “bung xõa” hết những giá trị vốn có của trà, đó chính là tại vùng rừng núi thuộc khu vực Đông Bắc Việt Nam. Những tách trà nóng thơm ngon, sẽ đóng vai trò như một nguồn cảm hứng tái tạo năng lượng và mang tới một cuộc sống thanh khiết cho người thưởng trà.
Nằm bên dưới bóng tối của đỉnh Tây Côn Lĩnh, đây có thể coi là nơi duy nhất trên thế giới có số lượng cây trà Shan Tuyết cổ thụ lớn nhất, bởi vậy giá trị quý báu cho loại trà này vô cùng lớn. Không chỉ là sản phẩm trà, mà còn là biểu tượng của sự kết hợp tuyệt vời giữa vùng rừng được bảo tồn, cộng hưởng cùng dòng nước thượng nguồn tinh khiết. Nằm khép mình trong những ngọn núi bạt ngàn của 5 huyện: Hoàng Su Phì, Xín Mần, Bắc Quang, Quang Bình, Vị Xuyên và thành phố Hà Giang.
Trà Shan Tuyết được bảo vệ và phát triển trên những đỉnh núi cao từ 1000m đến trên 2400m so với mực nước biển. Dưới bóng rợp của cây trà, dòng suối trong xanh từ núi rừng không những làm nổi bật hương vị của trà, mà còn đảm bảo sự bền vững và phát triển của cộng đồng các đồng bào nơi đây.
Những câu chuyện truyền miệng của đồng bào ở đây kể rằng: Ngày xưa, cây trà tự mọc lên và sống cheo leo trên núi, con người không thể trèo hái được nên họ đã huấn luyện những chú khỉ hàng ngày lên hái về. Trà được dùng như một phương thuốc quý, khi uống vào có cảm giác sảng khoái, xua tan đi bao mệt mỏi. Thế rồi, mỗi lần rời nhà đi tìm nơi phát rẫy, làm nương, người dân lại mang theo hạt trà và trồng ở nơi mình sống và những rừng trà bạt ngàn ra đời từ đó.
Tây Côn Lĩnh có gì mà lại thu hút đến vậy?
Ở Việt Nam, chắc hẳn bạn cũng nghe nhiều về những vùng trà nổi tiếng, tuy nhiên tại vùng rừng núi Tây Côn Lĩnh, cây trà mọc tự nhiên sống thọ tới vài trăm năm tuổi, cây trà cổ thụ mạnh mẽ sẽ cho ra các búp trà Shan Tuyết tràn ngập năng lượng tinh thần, đây là năng lượng khởi nguồn của sự sống tràn ngập, hấp thụ cả đất trời.
Shan Tuyết trà là tác phẩm nghệ thuật của thiên nhiên cùng đôi bàn tay tài hoa của nghệ nhân. Được chắt lọc từ những cây trà cổ thụ, mỗi giọt trà mang hương vị độc đáo và tinh tế. Với khí hậu và độ cao đặc trưng, Trà Shan Tuyết là một hành trình khám phá vẻ đẹp tự nhiên và văn hóa đặc biệt của vùng đất nơi địa đầu tổ quốc. Hãy thưởng thức và đắm chìm trong “Vàng Xanh” của Trà Shan Tuyết, biểu tượng của sự kỳ diệu giữ trọn tinh hoa đất trời.
Điểm khác biệt của cây trà Shan Tuyết so với các giống chè khác ở chỗ: trà Shan Tuyết cổ thụ có thân cây to lớn, màu trắng mốc, uốn lượn nhiều cành. Để thu hái, người dân phải leo trèo luồn lách giữa các cành cây cao. Cây phát triển tốt ở vùng núi cao, khí hậu mát mẻ, quanh năm có mây mù che phủ nên búp to hơn hẳn so với các loại chè khác. Trà Shan tuyết cổ thụ, hương thơm nhẹ nhàng, vị chát êm, đượm chất trà và nước màu xanh sánh mật ong bạc hà, là màu của chất cây cổ thụ.
Nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã khẳng định, thành phần và hàm lượng các hợp chất Catechin của trà Shan Tuyết cổ thụ sống trên núi thường cao hơn so với các loại chè sống ở những vùng thấp. Lá trà Shan Tuyết từ núi Tây Côn Lĩnh là nguyên liệu rất tốt cho chế biến các dòng như: bạch trà, hồng trà, trà xanh chất lượng cao.
Nhìn từ xa, vùng chè Tây Côn Lĩnh như một bức tranh huyền ảo, bởi những ngôi nhà lấp ló, mờ ảnh bên cạnh cây chè càng làm bức tranh thêm sinh động. Những cây chè Shan mọc thẳng đứng, vươn cao hàng chục mét, lá to và búp có nhiều lông mao trắng. Thân cây to thường 2-3 vòng tay người lớn ôm mới xuể. Giống chè Shan tuyết càng già, thân càng trắng mốc, tạo hình uốn lượn xù xì, lá càng xanh ngắt tạo nên một vẻ đẹp tự nhiên là điều thích thú cho những ai ham thích tự nhiên. Cây sinh trưởng hoàn toàn tự nhiên mà không hề có bất kỳ sự can thiệp nào, nhưng chúng vẫn trường tồn qua bao thế hệ con người nơi đây. Vì thế mà chẳng khó hiểu khi người ta gọi đây là vùng chè sạch, được nhiều người yêu trà trong nước và quốc tế yêu thích.
Tạm rời xa nơi phố thị náo nhiệt, chúng tôi theo chân đồng bào dân tộc Dao lên núi hái trà. Trải nghiệm công việc này chúng tôi mới thấy rằng, hóa ra việc hái trà không hề đơn giản như chúng tôi nghĩ. Để có thể thu hái được những búp trà cao cấp nhất, họ phải lên núi từ ngày hôm trước ở qua đêm, để sáng sớm hôm sau có thể thu hái được những búp trà còn nguyên nhung tuyết. Những búp trà vừa ngấm đủ sương đêm, vừa trải qua bàn tay chế biến bởi những nghệ nhân trà sẽ giữ lại được sự tinh túy, tinh hoa và dinh dưỡng có sẵn trong chính phẩm trà.
Trà sau khi hái sẽ được chế biến theo công thức riêng của mỗi loại trà khác nhau. Chẳng hạn như trà xanh thì sẽ được xào chín, sau đó nghệ nhân trà phải vò, rồi đến công đoạn lên hương và cuối cùng là sấy khô. Còn như hồng trà thì lại khác, trà sau khi hái phài lên hương trước, vò, đặc biệt tiếp theo là đến công đoạn lên men – quyết định vị ngon của trà, sau cùng là đến là tạo hình và sấy khô.
Trà Shan tuyết Tây Côn Lĩnh được thu hoạch 4 vụ trong năm, tuy nhiên vụ Xuân mang đến những phẩm trà có chất lượng tuyệt nhất. Cái quý của trà Shan chính là được đồng bào các dân tộc thiểu số chế biến thủ công, qua khá nhiều giai đoạn khá công phu. Phẩm trà màu bắt mắt, hương vị ban đầu chát nhẹ mà hậu ngọt thanh, thơm ngon. Những búp trà sau khi qua chế biến với màu nước vàng trong hòa quyện cùng hương thơm của hoa cỏ và núi rừng.
Cứ như vậy những phẩm trà Shan tuyết được ra đời. Chúng tôi đã hòa mình vào tận cùng của nghệ thuật trà, kết hợp bí quyết chế biến từ cổ xưa với công nghệ hiện đại để tạo ra những sản phẩm Trà Shan Tuyết mang đậm đặc nét văn hóa đặc trưng. Mỗi chén trà không chỉ là một hương vị, mà là một chuyến phiêu lưu qua thời gian và vị giác.